Yết Kiêu (1242-1301; chữ Hán: 歇驕) là anh hùng chống giặc ngoại xâm vào đời nhà Trần, người có công giúp Nhà Trần chống giặc Nguyên Mông vào thế kỷ XIII với biệt tài thủy chiến. Ông là người bơi lặn giỏi, đã sử dụng tài của mình để đục thuyền của quân xâm lược Nguyên Mông.
Yết Kiêu quê tại làng Hạ Bì, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương (nay thuộc xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương). Quê mẹ của ông ở làng Đồng Nổi (nay là làng Song Động, xã Tân An, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương).[cần dẫn nguồn] Có nhiều truyền thuyết trong dân gian về cuộc đời và những chiến tích của ông. Theo đó, Yết Kiêu sinh ra trong một gia đình nghèo, mẹ mất sớm. Từ nhỏ, ông đã phải lăn lộn trên sông nước để kiếm sống và nuôi cha bệnh tật. Ông là gia nô trung thành và cận vệ đắc lực cho Trần Hưng Đạo.
Tương truyền, ông nhà nghèo, hằng ngày ông phải đi mò cua bắt ốc, bắt cá đem bán lấy tiền đong gạo nuôi thân. Ông có sức khỏe và dũng cảm lạ thường. Một hôm thấy hai con trâu trắng đang húc nhau trên bãi cát, ông dùng đòn gánh phang, cả hai con trâu chạy biến xuống nước. Ông mới biết hai con trâu mình vừa đánh là trâu thần, sờ lại đầu đòn gánh thì thấy còn dính vài cọng lông, ông liền nuốt lấy, từ đó mà ông bơi lặn giỏi. Ông lội nước hàng mấy dặm như đi trên đất và thường lặn lội bắt cá, mò trai cả ngày dưới nước.
Hiện nay vẫn còn đền thờ Yết Kiêu, gọi là đền Quát, thuộc tả ngạn sông Đò Đáy, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, Việt Nam. Tên của ông được đặt tên cho một phố ở Hà Nội, nơi có trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội mà thường được biết đến với tên gọi Mỹ thuật Yết Kiêu.
Theo chú thích trong Đại Việt Sử ký Toàn thư, tên gọi Yết Kiêu là tên một loài chó săn ngắn mõm. Cách dùng tên thú đặt tên cho người nói lên địa vị làm gia nô thấp kém của ông.[1]
Can gián[sửa | sửa mã nguồn]
Giữ thuyền ở Bến Tân[sửa | sửa mã nguồn]
“ | Yết Kiêu cùng với Dã Tượng là hai gia nô trung thành của Hưng Đạo Vương. Khi quân Nguyên tới, Yết Kiêu giữ thuyền ở Bãi Tân (trên sông Lục Nam), Dã Tượng đi theo Hưng Đạo Vương. Khi quân Việt thua chạy, thủy quân bị tan cả. Hưng Đạo Vương định rút theo lối chân núi. Dã Tượng nói: - Yết Kiêu chưa thấy Đại Vương thì nhất định không dời thuyền. Hưng Đạo Vương đến Bãi Tân, chỉ có thuyền Yết Kiêu vẫn còn ở đó, vui mừng nói: - Chim hồng hộc muốn bay cao phải nhờ ở sáu trụ cánh. Nếu không có sáu chiếc trụ cánh ấy thì cũng là chim thường thôi. Nói xong chèo thuyền đi, kỵ binh Nguyên đuổi theo không kịp. Hưng Đạo Vương rút về Vạn Kiếp, chia quân đón giữ ở Bắc Giang.[2] | ” |
Ý Trần Hưng Đạo muốn nói: người tướng tài giỏi, nổi tiếng phần lớn cũng là nhờ những người chung quanh mình ra sức làm việc, phò tá, nếu chỉ có một cá nhân mình thì không sao có thể làm nên sự nghiệp lớn.
Dùi đắm thuyền giặc[sửa | sửa mã nguồn]
Bấy giờ, giặc Nguyên kéo mấy trăm chiếc thuyền theo đường biển vào đánh chiếm Đại Việt. Yết Kiêu không quản mùa đông giá rét, đêm đêm lặn xuống biển, nằm dưới đáy thuyền, lấy dùi sắt nhọn đục thủng thuyền. Thuyền giặc bị nước biển chảy ồ vào, chìm ngay. Quân giặc sợ lắm. Lúc đầu chúng không hiểu vì lẽ gì. Sau giặc chăng lưới vây bắt được Yết Kiêu. Chúng hỏi ông:
- Nước mày có bao nhiêu người có tài bơi lặn như mày?
Ông đáp:
- Nước Nam có rất nhiều người có tài bơi lặn như tôi. Hiện nay họ vẫn ẩn nấp ở dưới biển để đục thuyền, chỉ một mình tôi chẳng may bị bắt. Nếu các ông thả tôi ra tôi sẽ dẫn các ông đến chỗ họ ẩn nấp, tha hồ cho các ông bắt.
Bọn giặc hí hửng vì tưởng bở, chúng lấy một chiếc thuyền nhẹ chở ông đi. Thừa lúc giặc sơ ý và không nhìn thấy, ông nhảy tùm xuống biển, lặn trốn về doanh trại quân ta, tiếp tục cùng quân dân ta đánh giặc cứu nước. Quân giặc đành trơ mắt nhìn nhau căm tức.
Yết Kiêu được lập đền thờ ở: xã Yết Kiêu, Gia Lộc, tỉnh Hải Dương và đền Phủ Võng bên sông Vân ở thành phố Ninh Bình. Tại quê mẹ của ông, làng Lôi Động, xã Tân An, huyện Thanh Hà cũng có thờ ông - Thành hoàng của làng.
Ở Ninh Bình, Yết Kiêu được thờ cùng Trần Hưng Đạo và các vua nhà Trần trong khu di tích hành cung Vũ Lâm. Ông cũng được thờ tại di tích phủ Võng bên sông Vân.
- ^ Đại Việt Sử ký Toàn thư, Quyển V.
- ^ Đại Việt Sử ký Toàn thư, Quyển V, trang 51.
No comments:
Post a Comment