Họ Súng (danh pháp khoa học: Nymphaeaceae) là một danh pháp thực vật để chỉ một họ trong thực vật có hoa. Hoa súng trắng là quốc hoa của Bangladesh. Đối với một số nền văn hóa phương Tây thì nó là loài hoa biểu tượng của những người sinh vào tháng 7.
Các loài súng sinh sống ở các khu vực ao, hồ và đầm lầy, với lá và hoa nổi lên trên mặt nước. Lá súng hình tròn, các chi Nymphaea và Nuphar có lá bị khía chữ V nối từ mép lá tới phần cuống lá, nhưng chi Victoria lại có lá hoàn toàn tròn và không bị khía. Lá đơn, mọc cách. Hoa xếp xoắn vòng: lá đài 4 - 12 (thường 5 - 6) đôi khi có màu và lớn hơn cánh hoa như ở chi Nuphar. Cánh hoa nhiều, xếp lớp (ở chi Nuphar cánh hoa rất nhỏ và có dạng vảy). Nhị nhiều, xếp xoắn. Bộ nhụy gồm 5 - 35 lá noãn, hợp nguyên lá noãn với bầu thượng, trung hoặc hạ. Tổng cộng 4-6 chi và khoảng 60-80 loài (tùy theo hệ thống phân loại), phân bố rộng khắp thế giới. Ở Việt Nam có 4 chi với khoảng 7-8 loài là Nymphaea (N. nouchali, N. pubescens, N. rubra, N. tetragona), Barclaya (B. longifolia), Euryale (E. ferox, có thể trồng ở khu vực miền bắc) và Victoria (Victoria amazonica, du nhập từ Nam Mỹ, trồng trong một số thảo cầm viên).
Theo phân loại của nghề làm vườn thì các loài súng bao gồm 2 thể loại chính là: súng chịu rét và súng nhiệt đới. Các loài súng chịu rét chỉ nở hoa vào ban ngày còn các loài súng nhiệt đới có thể nở hoa vào ban ngày hoặc ban đêm cũng như là nhóm duy nhất có chứa các loài súng với hoa có màu xanh lam.
Khả năng tồn tại của hạt súng theo thời gian là rất dài, vào khoảng 2000 năm.
Hoa súng có thể có mùi thơm (chẳng hạn loài súng thơm Nymphaea odorata). Hiện nay tồn tại khoảng vài trăm giống hoa súng khác nhau.
Họa sĩ người Pháp Claude Monet đã có một loạt các tranh vẽ cây và hoa súng.
Nymphaeaceae từng được nghiên cứu có hệ thống trong nhiều thập niên vì các nhà thực vật học coi hình thái học hoa của chúng là thể hiện của một trong các nhóm thực vật hạt kín xuất hiện sớm nhất.[1] Các phân tích di truyền hiện đại của Angiosperm Phylogeny Group đã xác nhận vị trí cơ sở của nó trong số thực vật có hoa.[2][3][4][5] Ngoài ra, họ Nymphaeaceae là đa dạng di truyền hơn và phân tán địa lý hơn so với các nhóm thực vật hạt kín cơ sở khác.[6][7] Nymphaeaceae được đặt trong bộ Nymphaeales, được coi là nhóm thực vật hạt kín rẽ nhánh thứ hai sau Amborella trong hệ thống phân loại thực vật có hoa được công nhận và sử dụng rộng khắp nhất gần đây là hệ thống APG IV.[3][4][5]
Nymphaeaceae là họ nhỏ bao gồm 3-6 chi: Barclaya, Euryale, Nuphar, Nymphaea, Ondinea và Victoria. Chi Barclaya đôi khi được tách riêng trong họ của chính nó là Barclayaceae trên cơ sở của ống bao hoa mở rộng (bao gồm lá đài và cánh hoa) phát sinh ra từ đỉnh bầu nhụy và bởi các nhị hoa hợp tại gốc. Tuy nhiên, phân tích phát sinh chủng loài phân tử lại cho thấy việc gộp nó trong Nymphaeaceae. [1] Chi Ondinea với chỉ 1 loài (Ondinea purpurea) ở Australia gần đây được chỉ ra là một loài khác thường về hình thái của chi Nymphaea, và hiện nay được gộp chung trong chi này.[8] Chi Euryale với chỉ 1 loài (Euryale ferox) ở Viễn Đông, và chi Victoria ở Nam Mỹ có quan hệ họ hàng gần gũi mặc dù xa cách về khoảng cách địa lý, nhưng mối quan hệ của chúng đối với Nymphaea vẫn cần nghiên cứu thêm.[9][10][11]
Loài Nelumbo nucifera một thời từng được coi như một loài hoa súng, nhưng hiện nay được coi là một loài thực vật hai lá mầm thật sự biến đổi cao trong họ của nó là Nelumbonaceae thuộc bộ Proteales.
Vị trí phát sinh chủng loài hiện tại (dựa trên hệ thống APG II, với các sửa đổi sau đó) của họ Nymphaeaceae là:
Họ Cambombaceae được gộp trong phạm vi họ Nymphaeaceae trong phân loại của hệ thống APG II (nhưng có thể được công nhận như một họ riêng rẽ một cách tùy ý) hoặc tách biệt như trong hệ thống APG III và APG IV.
Phát sinh chủng loài trong phạm vi họ Nymphaeaceae lấy theo Löhne C. et al. (2007) và Borsch T. et al. (2008).[9][10]
Nymphaeaceae |
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- Barclaya Wall., 1827: Biệt liên, biện liên, súng suối.
- Euryale Salisb., 1805: 1 loài tên gọi là khiếm thực (Euryale ferox)
- Nuphar Sm. in Sibth. & Sm., 1809: Khoảng 10-15 loài bình bồng thảo là số lượng được nhiều hệ thống phân loại chấp nhận nhất, nhưng có thể dao động từ 1-25 loài.
- Nymphaea L., 1753: Chi Súng. Khoảng 36-45 loài.
- Ondinea Hartog, 1970 (gộp trong Nymphaea nghĩa rộng).
- Victoria Lindl., 1837: Khoảng 2-3 loài súng nia (nong tằm, sen vua).
- ^ a ă Donald H. Les, Edward L. Schneider, Donald J. Padgett, Pamela S. Soltis, Douglas E. Soltis & Michael Zanis, 1999. Phylogeny, Classification and Floral Evolution of Water Lilies (Nymphaeaceae; Nymphaeales): A Synthesis of Non-molecular, rbcL, matK, and 18S rDNA Data. Systematic Botany, 24(1): 28-46
- ^ Angiosperm Phylogeny Group (2009), “An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG III”, Botanical Journal of the Linnean Society 161 (2): 105–121, doi:10.1111/j.1095-8339.2009.00996.x, truy cập ngày 10 tháng 12 năm 2010
- ^ a ă Angiosperm Phylogeny Group (2016). “An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG IV” (PDF). Botanical Journal of the Linnean Society 181 (1): 1–20. ISSN 0024-4074. doi:10.1111/boj.12385.
- ^ a ă As easy as APG III - Scientists revise the system of classifying flowering plants, The Linnean Society of London, 8 tháng 10 năm 2009, truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2009
- ^ a ă APG III tidies up plant family tree, Horticulture Week, 8 tháng 10 năm 2009, truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2009
- ^ Mario Coiro & Maria Rosaria Barone Lumaga. 2013. Aperture evolution in Nymphaeaceae: insights from a micromorphological and ultrastructural investigation, Grana.
- ^ Jaume Pellicer, Laura J Kelly, Carlos Magdalena, Ilia Leitch, 2013. Insights into the dynamics of genome size and chromosome evolution in the early diverging angiosperm lineage Nymphaeales (water lilies). Genome.
- ^ Löhne C., Wiersema J.H., Borsch T., 2009. The unusual Ondinea, actually just another Australian water-lily of Nymphaea subg. Anecphya (Nymphaeaceae). Willdenowia 39: 55–58.
- ^ a ă Löhne C., Borsch T., Wiersema J.H., 2007. Phylogenetic analysis of Nymphaeales using fast-evolving and noncoding chloroplast markers. Botanical Journal of the Linnean Society 154: 141–163.
- ^ a ă Borsch T., Löhne C., Wiersema J., 2008. Phylogeny and evolutionary patterns in Nymphaeales: integrating genes, genomes and morphology. Taxon 57(4): 1052–1081.
- ^ Dkhar J., Kumaria S., Rama Rao S., Tandon P., 2012. Sequence characteristics and phylogenetic implications of the nrDNA internal transcribed spacers (ITS) in the genus Nymphaea with focus on some Indian representatives. Plant Systematics and Evolution 298: 93–108.
Wikimedia Commons có thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về Họ Súng |
No comments:
Post a Comment