Mì ăn liền (tên gọi quen thuộc là mì tôm, mì cua, mì gói) là món mì khô chiên trước với dầu cọ, thường ăn sau khi đổ nước sôi vào và đợi 3-5 phút. Món mì này còn được gọi mì gói hay mì cốc hoặc mì ly, tùy cách đựng mì.
Gói mì ăn liền thường có các gói gia vị nhỏ tách rời, thường bao gồm bột ngọt, nhưng cũng có loại không có bột ngọt. Có thể ăn sống sản phẩm này, tại vì mì đã được chiên trước; thường phải bẻ mì trước khi ngâm nước. Nếu dùng nước nguội, cần phải hâm nó lên 3 phút trong lò vi ba.
Mì ăn liền bắt nguồn từ các loại mì ramen Nhật ăn ngay, và tên gọi này được giữ ở Bắc Mỹ. Tuy nhiên, khi càng được phổ biến, thì ở châu Á đã bắt đầu xuất hiện nhiều loại thực phẩm ăn liền khác có nguồn gốc từ các món ăn khác nhau ở châu Á, như là phở ăn liền, bún ăn liền, miến ăn liền hay cháo ăn liền,... Andō Momofuku, người thành lập Công ty Thực phẩm Nissin, được coi là "cha đẻ" của mì ăn liền.
Mì ăn liền và những sản phẩm tương tự thường bị chỉ trích là thức ăn không tốt cho sức khỏe.[1][2] Một số tác hại của mì ăn liền có thể kể đến:[3]
Một suất mì ăn liền có rất nhiều carbohydrat nhưng ít chất xơ, vitamin và khoáng chất, chính vì vậy nếu dùng nhiều mì ăn liền sẽ dẫn đến nguy cơ bị mất cân bằng dinh dưỡng, béo bụng do tiêu thụ quá nhiều tinh bột.[3] Mì thường được rán (chiên) trong quá trình sản xuất nên có lượng chất béo bão hòa lớn. Ngoài ra, gia vị của mì thường chứa mì chính và một lượng lớn muối không tốt cho sức khỏe.[4]
Các loại sản phẩm ăn liền ở Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]
Do có nhiều loại mì, phở, miến, bánh đa sợi truyền thống nên các loại mì ăn liền ở Việt Nam khá đa dạng. Một số loại như phở ăn liền, miến đậu xanh ăn liền, bún ăn liền, hủ tiếu, bánh đa cua ăn liền, nui ăn liền đều đã có mặt trên thị trường. Mì ăn liền có thể dùng với trứng gà, hoặc ăn chung với lẩu, đây là những cách ăn phổ biến ở Việt Nam.
Mì ăn liền có thể bổ sung thành phần đậu xanh, khoai tây, trà xanh hoặc các dưỡng chất khác như canxi, chất xơ, Omega 3, các vitamin khác,... Tuy nhiên, nó chỉ có tính tăng cường, giàu dưỡng chất tùy theo mục tiêu đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, bản chất các sản phẩm này chưa phải là thực phẩm chức năng / dược phẩm.
Châu Mĩ[sửa | sửa mã nguồn]
Argentina[sửa | sửa mã nguồn]
Ở Argentina, mì ăn liền khá phổ biến và có thể dễ dàng được tìm thấy trong các siêu thị lớn nhỏ. Thương hiệu mì thường thấy là Sapporo Ichiban, hãng sản xuất mì ramen của Nhật. Hãng Machuran của Mĩ cũng khá nổi tiếng tại đây. Cùng với việc di cư ào ạt của người Người Hoa hiện nay, các siêu thị của người Hoa cũng bày bán khá nhiều các mặt hàng mì ăn liền với đa dạng thể loại.
Brazil[sửa | sửa mã nguồn]
Đã từ lâu, công ty chính sản xuất mì ăn liên ở Brazil là Nissin Miojo, và người dân Brazil thường gọi mì ăn liền là "Miojo" mặc dù tên gọi của nó là "lámen" hoặc "l'amen". Nhiều công ty khác, bao gồm Maggi và Nestlé cũng sản xuất mì ăn liền. Có nhiều loại mì khác nhau, trong đó có "Lámen Cremoso" với lớp sốt có nhiều kem, và "Lámen Hot" có vị cay nhờ tiêu, cũng như yakisoba và mì spaghetti. Khác với khái niệm ban đầu, người dân Brazil không chuẩn bị và dùng mì ăn liền như một món mì nước. Thay vào đó, họ chắt đi phần nước và ăn phần mì không như các món pasta.
Mexico[sửa | sửa mã nguồn]
Mì ăn liền rất phổ biến tại México và được coi là một món ăn vặt. Nhiều hương vị khác nhau như vị chanh và vị ớt rất phổ biến, thường được dùng với tôm. Mì ăn liền có trong tất cả các cửa hàng tạp hóa tại đất nước này. Mì ăn liền được đưa ra sử dụng lần đầu vào năm 1980 bởi Tập đoàn Maggi với tên gọi "Ramen Maggi Ăn liền", được đưa ra thị trường trong một túi nhựa nhỏ với các hương vị nhân tạo. Tuy nhiên nó không phổ biến lắm, cho đến năm 1990 mì li được đưa ra sử dụng bởi hãng Maruchan. Ngày nay, nhiều hãng mì ăn liên nội địa như "La Moderna" và "Herdez" đã phát triển được thương hiệu của mình.
Châu Á[sửa | sửa mã nguồn]
Trung Quốc[sửa | sửa mã nguồn]
Thị trường mì ăn liền tại đây đa số tập trung vào mặt hàng cao cấp, thường có giá trên 1 Nhân dân tệ. Những thương hiệu lớn tại Trung Quốc có thể kể đến như Ting Yi, Uni-President, Hwa-Long,... Theo một thống kê gần đây, Trung Quốc hiện là thị trường sản xuất và tiêu thụ mì ăn liền lớn nhất thế giới với 100 triệu gói mì mỗi ngày.[5] Vào tháng 7 năm 2012, 211 thùng mì tôm của công ty sản xuất mì ăn liền Jinmailang Nissin đã bị thu hồi do bị phát hiện có hàm lượng axit cao, gây nôn mửa, tiêu chảy và ảnh hưởng tới gan.[6]
Hồng Kông[sửa | sửa mã nguồn]
Người Quảng Đông đã có truyền thống nấu mì yi mien, một loại mì trứng vàng được phát minh vào thời nhà Thanh. Mì ăn liền hiện đại đầu tiên được giới thiệu rộng rãi với tên gọi "Doll Noodles" vào cuối thập niên 60 bởi Công ty Winner Food Products Ltd, hãng mà sau đó bị mua lại bởi Nissin vào năm 1984.
Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]
Với giá khá rẻ, trung bình từ 3.000 – 5.000 đồng/gói như hiện nay, chế biến nhanh và đơn giản, mì ăn liền là một loại thức ăn phổ biến tại Việt Nam.
Việt Nam 2012 là một trong những nước tiêu thụ mì ăn liền hàng đầu tại châu Á và đứng thứ tư trên thế giới chỉ sau Trung Quốc, Indonesia và Nhật Bản với khẩu lượng 1 – 3 gói/người/tuần.[2][7] Theo thống kê của Bộ Công Thương, sản lượng mì ăn liền tại Việt Nam năm 2015 là 5,1 tỷ gói.[8]
Năm 2012 các nhà sản xuất mì ăn liền lớn tại Việt Nam gồm: Acecook Vietnam, Asia Foods, Vifon, Masan, Uniben...Trong đó Acecook Vietnam chiếm thị phần khoảng 65% tổng sản phẩm mì ăn liền cả nước,[9] và có kênh phân bố rộng rãi khắp nước,...
Theo Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc cho hay, Việt Nam 2015 là quốc gia tiêu thụ mì ăn liền nhiều thứ 2 thế giới sau Hàn Quốc. Trung bình 1 năm mỗi người dân Việt Nam ăn 55,1 gói mì ăn liền, trong khi người dân xứ Kim chi tiêu thụ tới 76 gói có trọng lượng trung bình là 120 gram. Xếp thứ 3 và thứ 4 trong danh sách này là Indonesia và Thái Lan.[10]
Tên gọi "mì ăn liền" ngoài việc chỉ một sản phẩm thực phẩm thì ở Việt Nam còn được dùng để chỉ về những bộ phim, ca khúc được công diễn mà không có nhiều giá trị nghệ thuật, dấu ấn trong lòng khán giả, những bộ phim, ca khúc chạy theo doanh thu, thời vụ và không có sức sống, sức ảnh hưởng lâu dài. Đây là tên gọi có tính phê bình.[11]
Không chỉ dùng để châm biếm những bộ phim, ca khúc kém chất lượng mà tên gọi "mì ăn liền" còn dùng để chỉ những người không chịu chủ động, dấn thân, muốn những cái xài được liền và có kết quả tức thì mà không muốn hoặc không cần đào tạo bài bản.[12]
Wikimedia Commons có thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về Mì ăn liền |
No comments:
Post a Comment