Phong Điền là một huyện thuộc thành phố Cần Thơ, Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam.
Vùng đất huyện Phong Điền vốn nổi tiếng và được biết đến từ xưa đến nay qua tên gọi của một trong những chợ nổi của vùng đất Cần Thơ: Chợ nổi Phong Điền. Ngoài ra, Phong Điền còn có di tích lịch sử nổi tiếng Chiến thắng Lộ Vòng Cung. Hiện nay, thành phố Cần Thơ đã và đang có đề án phát triển Phong Điền trở thành một đô thị sinh thái.
Địa danh Phong Điền đã có từ lâu đời. Dười thời Việt Nam Cộng hòa, Phong Điền chính thức trở thành tên một quận thuộc tỉnh Phong Dinh cũ. Sau năm 1975, quận Phong Điền bị giải thể. Từ đó trở đi, địa danh Phong Điền không còn được dùng chính thức trong các tên gọi đơn vị hành chính trong một thời gian khá dài.
Huyện Phong Điền của thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương được thành lập theo nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 2 tháng 1 năm 2004 của Chính phủ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của các xã Mỹ Khánh, Giai Xuân (thuộc thành phố Cần Thơ cũ), xã Tân Thới thuộc huyện Ô Môn và các xã Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Trường Long thuộc huyện Châu Thành A. Đến năm 2007, lại tách đất xã Nhơn Ái để thành lập thị trấn Phong Điền, thị trấn huyện lỵ của huyện Phong Điền cho đến nay.
Địa giới hành chính huyện Phong Điền:
Huyện Phong Điền được chia thành 6 xã: Giai Xuân, Mỹ Khánh, Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Tân Thới, Trường Long và 1 thị trấn Phong Điền.
Phong Điền có nghĩa là vùng đất trù phú, địa danh này còn là nguyên quán của hai dòng họ Lê và Trần đến đây khai khẩn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên. Hai dòng họ này đã đến đây lập nghiệp vào thời nhà Nguyễn, trước khi thực dân Pháp xâm chiếm nước ta.
Theo Địa phương chí tỉnh Cần Thơ do chính quyền thực dân Pháp phát hành vào năm 1904, Phong Điền lúc này đã là tên một ngôi chợ thuộc làng Nhơn Ái, tổng Định Bảo.
Giai đoạn 1966-1975[sửa | sửa mã nguồn]
Ngày 26 tháng 5 năm 1966, quận Phong Điền thuộc tỉnh Phong Dinh được chính quyền Việt Nam Cộng hòa thành lập trên cơ sở tách một phần đất của các quận Châu Thành, Phong Phú, Thuận Nhơn trước đó. Quận Phong Điền khi đó gồm 5 xã: Nhơn Nghĩa, Nhơn Ái, Trường Long, Mỹ Khánh, Cầu Nhiếm. Trong đó, xã Cầu Nhiếm được thành lập do tách một phần đất của các xã Tân Thới và Trường Thành cùng thuộc quận Phong Phú.
Tuy nhiên, về phía chính quyền Cách mạng địa bàn quận Phong Điền vẫn do huyện Châu Thành thuộc tỉnh Cần Thơ quản lý. Có thời gian địa bàn này còn được gọi là huyện Châu Thành Vòng Cung, do tách ra từ huyện Châu Thành. Nơi đây là một trong những chiến trường ác liệt nhất ở tỉnh Cần Thơ trong thời kỳ đấu tranh chống lại quân đội Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa, trong đó có các di tích lịch sử nổi tiếng như Chiến thắng Ông Hào, Chiến thắng Lộ Vòng Cung...
Giai đoạn 1975-2003[sửa | sửa mã nguồn]
Sau ngày 30 tháng 04 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam của tỉnh Cần Thơ lúc bấy giờ đã giải thể quận Phong Điền, sáp nhập địa bàn vào huyện Châu Thành, tỉnh Cần Thơ. Khi đó, xã Cầu Nhiếm cũng bị giải thể, sáp nhập trở lại vào địa bàn các xã Tân Thới và Trường Thành của huyện Ô Môn như trước.
Tháng 2 năm 1976, huyện Châu Thành thuộc tỉnh Hậu Giang.
Ngày 21 tháng 4 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 174-CP[2], theo đó sáp nhập xã Mỹ Khánh, xã Giai Xuân và ấp Thới Thuận, ấp Thới Hòa, ấp Thới Ngươn của xã Thới An Đông thuộc huyện Châu Thành vào thành phố Cần Thơ (lúc đó thuộc tỉnh Hậu Giang).
Khu vực huyện Phong Điền ngày nay khi đó lại thuộc các đơn vị hành chính là thành phố Cần Thơ (các xã Mỹ Khánh, Giai Xuân), huyện Châu Thành (các xã Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Trường Long) và huyện Ô Môn (xã Tân Thới) của tỉnh Hậu Giang.
Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Quốc hội Việt Nam ban hành Nghị quyết chia tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng. Huyện Châu Thành, huyện Ô Môn và thành phố Cần Thơ khi đó cùng thuộc tỉnh Cần Thơ.
Ngày 06 thành 11 năm 2000, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 64/2000/NĐ-CP, về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Châu Thành để tái lập huyện Châu Thành A thuộc tỉnh Cần Thơ. Địa bàn huyện Phong Điền ngày nay thuộc huyện Châu Thành A, huyện Ô Môn và thành phố Cần Thơ của tỉnh Cần Thơ khi ấy.
Ngày 26 tháng 11 năm 2003, Quốc hội Việt Nam thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11 về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh. Chia tỉnh Cần Thơ thành thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương và tỉnh Hậu Giang. Theo đó, huyện Châu Thành A thuộc tỉnh Hậu Giang.
Từ năm 2004 đến nay[sửa | sửa mã nguồn]
Ngày 02 tháng 01 năm 2004, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 05/2004/NĐ-CP về việc thành lập các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, các huyện Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt và các xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương.
Nội dung Nghị định về việc thành lập huyện Phong Điền như sau:
Thành lập huyện Phong Điền trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số của các xã Mỹ Khánh, Giai Xuân (thuộc thành phố Cần Thơ cũ), xã Tân Thới thuộc huyện Ô Môn và các xã Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Trường Long thuộc huyện Châu Thành A.
Huyện Phong Điền có 11.948,24 ha diện tích tự nhiên và 100.710 nhân khẩu, có 6 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã Mỹ Khánh, Giai Xuân, Tấn Thới, Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa và Trường Long. Huyện lỵ đặt tại xã Nhơn Ái.
Ngày 16 tháng 01 năm 2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 11/2007/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường; thành lập phường, thị trấn thuộc các quận Ninh Kiều, Ô Môn và các huyện Phong Điền, Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ. Theo đó, thành lập thị trấn Phong Điền thuộc huyện Phong Điền trên cơ sở điều chỉnh 753,82 ha diện tích tự nhiên và 11.852 nhân khẩu của xã Nhơn Ái.
Sau khi điều chỉnh, huyện Phong Điền có 11.948,24 ha diện tích tự nhiên và 102.699 nhân khẩu, có 7 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Tân Thới, Giai Xuân, Mỹ Khánh, Trường Long và thị trấn Phong Điền.
Đường phố trên địa bàn huyện[sửa | sửa mã nguồn]
Các tuyến đường chính[sửa | sửa mã nguồn]
- Quốc lộ 61B (đường nối Cần Thơ - Vị Thanh đi qua xã Nhơn Nghĩa)
- Nguyễn Văn Cừ nối dài (đi qua xã Mỹ Khánh)
- Trường Tiền - Bông Vang (đi qua xã Mỹ Khánh)
- Lộ Vòng Cung (tỉnh lộ 923 đi qua xã Mỹ Khánh, thị trấn Phong Điền và xã Tân Thới)
- Tỉnh lộ 918 (đi qua các xã Giai Xuân và Tân Thới)
- Tỉnh lộ 926 (đi qua các xã Nhơn Ái và Trường Long)
- Tỉnh lộ 932 (đi qua xã Nhơn Nghĩa)
Đường địa phương[sửa | sửa mã nguồn]
Thị trấn Phong Điền: Phan Văn Trị, Nguyễn Thái Bình, Chiêm Thành Tấn
- Ba Láng, Trường Tiền thương Vàm Xáng
- Ru em câu hát ngọt dân gian
- Trà Niềng, Nhơn Ái trăm năm đợi
- Nguyện thủy chung lòng cẳng bước sang.
Cổng chào Phong Điền
Khu chợ mới ở thị trấn Phong Điền.
Đình thần Nhơn Ái tại khu chợ cũ của thị trấn Phong Điền.
Khu du lịch Mỹ Khánh ở xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền.
Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam (2)
No comments:
Post a Comment