VIỆN ĐỊA CHẤT | |
---|---|
Biểu tượng Viện Địa chất | |
Thành lập | 28 / 02 / 1976 |
Mục đính | Địa chất học |
Vị trí | Ngõ 84, phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam |
Ngôn ngữ chính | Tiếng Việt |
Lãnh đạo | Trần Tuấn Anh |
Số nhân viên | 155 cán bộ (tính thời điểm 31/12/2015) |
Trang web | igsvn.ac.vn |
Viện Địa chất là một viện khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (trước là Viện Khoa học Việt Nam rồi Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia), nghiên cứu ngành Địa chất học. Viện được thành lập ngày 28 tháng 02 năm 1976 theo Quyết định số 92/QĐ của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- Lĩnh vực nghiên cứu cơ bản (tương ứng là các phòng chuyên môn): Địa Hóa, Địa Vật lý, Kiến tạo, Địa Động lực hiện đại, Địa chất Đệ tứ, Trầm tích, Khoáng vật, Thạch luận & sinh khoáng, Khoáng sản, Phát triển công nghệ & Kỹ thuật Môi trường, Địa kỹ thuật, Địa niên đại, TT Viễn thám & GIS, TT nghiên cứu Kast & hang động; TT nghiên cứu các vấn đề về nước, TT Môi trường TT Phân tích.
- Nghiên cứu ứng dụng và triển khai vào thực tế các kết quả thu được.
- Nghiên cứu và triển khai các kết quả nghiên cứu những vấn đề về địa chất quan trọng có ý nghĩa quốc gia.
- Nghiên cứu những vấn đề về KH & CN thuộc lĩnh vực môi trường thiên tai địa chất và những biện pháp giảm nhẹ thiệt hại do chúng gây ra.
- Nghiên cứu đánh giá tài nguyên khoáng sản và công nghệ khai thác, chế biến chúng.
- Nghiên cứu cơ bản về kiến trúc - động lực, thành phần vật chất, lịch sử phát triển thạch quyển.
- Nghiên cứu những vấn đề về địa kỹ thuật.
- Hoàn thiện và phát triển các công nghệ và kỹ thuật, nâng cao hiệu quả nghiên cứu địa chất môi trường và thăm dò khoáng sản ở Việt Nam.
- Tổ chức triển khai, ứng dụng các kết quả nghiên cứu, thực hiện chuyển giao các công nghệ tiên tiến và tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao hiệu quả nghiên cứu.
- Thông tin tư vấn, đào tạo cán bộ KH – CN trong các lĩnh vực liên quan.
- Đào tạo sau đại học (Thạc sĩ và Tiến sĩ).
- Hợp tác nghiên cứu khoa học, triển khai và đào tạo với các cơ sở, viện nghiên cứu và trường đại học trong và ngoài nước.
Các Viện trưởng qua các thời kỳ[sửa | sửa mã nguồn]
- GS.TS. Nguyễn Trọng Yêm (2/1976-5/9/1997): Quyền Viện trưởng, Viện trưởng
- PGS.TS. Phạm Huy Tiến (5/9/1997-15/5/1998): Phó Giám đốc Trung tâm KHTN&CNQG kiêm nhiệm Quyền Viện trưởng
- TS. Trần Trọng Huệ (15/5/1998-31/7/1999): Quyền Viện trưởng
- TS. Trần Trọng Huệ (1/8/1999 - 03 / 8 / 2009): Viện trưởng
- TS. Trần Tuấn Anh (03/8/2009 đến 30/9/2010): Phó Viện trưởng phụ trách Viện
- PGS. TS. Trần Tuấn Anh (01/10/ 2010 - 02/11/2015; 03/11/2015 đến nay): Viện trưởng
- Huân chương Độc lập hạng ba (năm 1996)
- Huân chương Độc lập hạng nhì (năm 2006)
- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (năm 2016)
- GS. TS. Nguyễn Trọng Yêm - Huân chương Lao động hạng nhì (trao tặng năm 2011)
- PGS. TSKH. Nguyễn Địch Dỹ - Huân chương Lao động hạng ba (trao tặng năm 2011)
- TS. Trần Trọng Huệ - Truy tặng Huân chương Lao động hạng nhì (trao tặng năm 2016)
- PGS. TS. Đinh Văn Toàn - Huân chương Lao động hạng ba (trao tặng năm 2016)
- PGS. TSKH. Vũ Cao Minh - Huân chương Lao động hạng ba (trao tặng năm 2016)
Chương trình, Đềtài Nghiên cứu khoa học (thống kê từ năm 2010 đến năm 2014)[sửa | sửa mã nguồn]
- Đề tài cấp nhà nước: 08
- Đề tài thuộc Chương trình Trọng điểm cấp Nhà nước (KC): 11
- Đề tài Nghị định thư: 01
- Nhiệm vụ Nghị định thư: 07
- Đề tài thuộc Chương trình Nghiên cứu cơ bản định hướng ứng dụng: 01
- Đề tài nghiên cứu cơ bản thuộc Quỹ phát triển KH và CN Quốc gia : 49
- Đề tài đột xuất phát sinh cấp Nhà nước do Quỹ phát triển KH và CN Quốc gia hỗ trợ: 01
- Đề tài thuộc Chương trình Biển Đông - Hải đảo: 02
- Dự án điều tra cơ bản: 02
- Đề tài độc lập cấp Viện Hàn lâm Khoa họcvà Công nghệ Việt Nam: 04
- Đề tài KH-CN cấp Viện Viện Hàn lâm Khoa họcvà Công nghệ Việt Nam theo các hướng ưu tiên: 18
- Đề tài hợp tác với các cơ quan trung ương và địa phương: 15
- Đề tài Hợp tác Quốc tế cấp Viện KHCNVN: 04
- Các đề tài khác (Từ cấp Viện KHCNVN trở lên): 07
- Đề tài thuộc Chương trình Tây Nguyên III: 05
Công bố khoa học / giáo trình
- Tạp chí Quốc tế (SCI-E trở lên, ISSN quốc tế): 84
- Tạp chí Quốc gia (ISSN, ISBN trong nước); Chuyên san ISBN Quốc tế: 186
- Sách chuyên khảo: 10
- Giáo trình đào tạo sau ĐH: 10
Một số thành công của các đề tài/nhiệm vụ thực hiện năm 2014:
Tư vấn cho Bộ KHCN, Nhà nước trong nghiên cứu vị trí đặt nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận; Nghiên cứu, đánh giá và dự báo một số dạng tai biến thiên nhiên tại CHDCND Lào, một số khu vực thuộc Tây Nguyên, Hòa Bình, Quảng Ninh, thủy điện Sông Tranh, thủy điện Dakdring,..;
Xác lập vị thế, tài nguyên khoáng sản tại Tây Nguyên;
Nghiên cứu xây dựng các quy trình công nghệ và thực hiện thành công việc tách chiết thu hồi In từ các sản phẩm luyện kim quặng thiếc;
Nghiên cứu, xác định được các thông số cần thiết của bồn địa nhiệt phục vụ cho việc định hướng khai thác sử dụng có hiệu quả năng lượng sạch;
Vận hành thành công hệ thiết bị quan trắc nhiệt đất và điều hòa không khí bằng công nghệ bơm nhiệt đất;
Nghiên cứu sinh địa tầng KZ giếng khoan dầu khí;
Đã giải quyết một số nhiệm vụ đặt ra tại địa phương như xử lý nước hồ treo tại tỉnh Hà Giang; chế độ hoạt động đập ngăn mặn tại Thái Bình...;
Đã thiết lập được quy trình xử lý số liệu hỗn hợp GPS/GLONASS độ chính xác cao và có triển vọng ứng dụng tốt trong điều kiện hiện nay ở VN.
Năm 2015: Viện Địa chất có 01GS, 05PGS cơ hữu và 05 PGS thỉnh giảng; Tiến sĩ khoa học: 01; Tiến sĩ: 28
Năm 2017: Viện Địa chất có 01GS, 07PGS cơ hữu và 05 PGS thỉnh giảng; Tiến sĩ khoa học: 01; Tiến sĩ: 29
Viện đang vận hành các thiết bị và phòng thí nghiệm: ICP-MS, XRF. XRD, SEM, EPMA thiết bị phân tích độ hạt bằng laze Horiba, phòng phân tích hóa, tủ ấm BOD, các máy hiển vi phân tích lát mỏng, vi cổ sinh.
Các thiết bị hiện trường: Hệ thống đo GPS hai tần số Trimble; Hệ thống Địa vật lý: đo điện, đo địa chấn; Các thiết bị quan trắc môi trường.
Tại khuôn viên của Viện (ngõ 84 phố Chùa Láng): 01 trạm quan trắc độ lún nền và động thái nước dưới đất và một số mốc quan trắc
Đào tạo Thạc sĩ và Đại học: hợp tác với Đại học Mỏ Địa chất, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Tài nguyên và Môi trường, Học viện Khoa học và Công nghệ
Đào tạo Tiến sĩ: Viện Địa chất đào tạo Tiến sĩ từ năm 1976, tới 6/2015, trực tiếp đào tạo các mã ngành:
- Địa chất học
- Địa mạo và cổ địa lý
- Địa hóa, khoáng vật, Thạch học
- Địa vật lý
Từ 7/2015: thực hiện chủ trương chung của Viện Hàn lâm KHCVN, các NCS tại Viện Địa chất chuyển về Học viện Khoa học và Công nghệ, các cán bộ, giảng viên của Viện vẫn trực tiếp đào tạo các chuyên ngành nêu trên.
Năm 2015: có 14 nghiên cứu sinh theo học 04 chuyên ngành trên
No comments:
Post a Comment