Wednesday 17 October 2018

Borac – Wikipedia tiếng Việt


























Borac
Tinh thể borac
Tinh thể borac

Tổng quan
Danh pháp IUPAC
Têtraborat natri đềcahiđrat
Tên khác
hàn the
borac đềcahiđrat
Công thức phân tử
Na2B4 O7.10 H2O
Phân tử gam
381,37 g/mol
Biểu hiện
Chất rắn màu trắng
Số CAS
[1303-96-4]
Thuộc tính
Tỷ trọng và pha
1,73 g/cm3, rắn
Độ hòa tan trong nước
5,1 g/100 ml nước (20°C)
Điểm nóng chảy
743°C (1016 K)
Điểm sôi
1575°C (1848 K)
pKa
?
pKb
?
Độ nhớt
? cP ở ?°C
Nguy hiểm
MSDS
MSDS ngoài
Các nguy hiểm chính

NFPA 704
Nfpa h1.pngNfpa f0.pngNfpa r0.png
Điểm bắt lửa
Không cháy
Rủi ro/An toàn

Số RTECS
VZ2275000
Trang dữ liệu bổ sung
Cấu trúc & thuộc tính
n εr, v.v.
Dữ liệu nhiệt động lực
Các trạng thái
rắn, lỏng, khí
Dữ liệu quang phổ
UV, IR, NMR, MS
Các hợp chất liên quan
Các hợp chất tương tự
Natri perborat
Kali tetraborat
Các hợp chất liên quan
Natri aluminat
Natri gallat
Axit boric
Ngoại trừ có thông báo khác, các dữ liệu
được lấy ở 25°C, 100 kPa
Thông tin về sự phủ nhận và tham chiếu

Borac hay trong dân gian còn gọi là hàn the là tên gọi để chỉ các khoáng chất hay hợp chất hóa học có quan hệ gần nhau:


Thuật ngữ borac thông thường được dùng để chỉ borac decahiđrat. Từ đây trở đi thuật ngữ này được dùng để chỉ borac decahiđrat.

Borac cũng được gọi là borat natri ngậm 10 phân tử nước hay tetraborat natri ngậm 10 phân tử nước, là một hợp chất hóa học quan trọng của Bo. Nó là một chất rắn kết tinh màu trắng, mềm, nhiều cạnh, dễ dàng hòa tan trong nước. Khi để ngoài không khí khô, nó bị mất nước dần và trở thành khoáng chất tincalconit màu trắng như phấn (Na2B4O7.5 H2O). Borac thương phẩm được bán ra thông thường bị mất nước một phần.





Borac có trong tự nhiên trong các trầm tích evaporit được tạo ra khi các hồ nước mặn bị bay hơi lặp lại theo mùa (xem hồ sa mạc). Các trầm tích có tầm quan trọng thương mại chủ yếu được tìm thấy gần Boron, California và các khu vực khác ở tây nam Hoa Kỳ, sa mạc Atacama ở Chile và ở Tây Tạng. Borac cũng có thể sản xuất nhân tạo từ các hợp chất chứa Bo khác.



Nguồn gốc của tên gọi borac có lẽ bắt nguồn từ tiếng Ba Tư bürah. Từ này được sử dụng một cách khinh miệt trong thập niên 1940 để chỉ các đồ nội thất hiện đại thiết kế lòe loẹt và các sản phẩm sản xuất công nghiệp khác. Một số khác cho rằng cách nói này có nguồn gốc từ các quảng cáo đối với những người lau dọn trong gia đình, mặc dù có thể nó có nguồn gốc từ tiếng Yiddish "borachs", có nghĩa là các đồ nội thất được thuê mượn.



Borac được sử dụng rộng rãi trong các loại chất tẩy rửa, chất làm mềm nước, xà phòng, chất khử trùng và thuốc trừ sâu. Một trong các ứng dụng được quảng cáo nhiều nhất là sử dụng làm nước rửa tay cho công nhân trong công nghiệp. Nó cũng được sử dụng làm men thủy tinh men gốm, thủy tinh và làm cứng đồ gốm sứ. Nó cũng rất dễ dàng chuyển thành axít boric hay các borat khác, và chúng có nhiều ứng dụng.

Một lượng lớn borac pentahiđrat được sử dụng trong sản xuất sợi thủy tinh và xelulôza cách nhiệt như là chất làm chậm cháy và hợp chất chống nấm. Một lượng lớn sử dụng trong sản xuất peborat natri mônôhiđrat để sử dụng trong bột giặt.

Hỗn hợp của borac và amoni clorua (NH4Cl) được sử dụng như là chất trợ chảy khi hàn các hợp kim chứa sắt như thép. Nó hạ thấp điểm nóng chảy của các oxit sắt không mong muốn, cho phép nó chảy ra. Borac cũng được trộn với nước làm chất trợ chảy khi hàn các kim loại quý như vàng hay bạc. Nó cho phép que hàn nóng chảy chảy tràn lên các mối nối cần thiết.

Khi sử dụng trong hỗn hợp, borac cũng có thể dùng để giết kiến đục gỗ và bọ chét. Borac là một thành phần trong chất lỏng nhớt slime.


"Quả cầu bông" borac.

Borac cũng là một phụ gia thực phẩm tại một số quốc gia (nó bị cấm sử dụng tại Hoa Kỳ, Việt Nam), với số E là E285. Nó sử dụng tương tự như muối ăn, và nó có trong món trứng cá muối của Pháp và Iran. Mặc dù nó được sử dụng như là thuốc trừ sâu và có độc tính, nhưng liều gây chết 50% (LD50) của borac là tương tự như của muối ăn (cả hai đều khoảng 3.000 mg/kg thể trọng).

Sử dụng để tạo ra chất lỏng bôi trơn slime: trộn 2,5 ly nước, 2 ly keo PVA và 4 thìa trà borac.


Sử dụng tại Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]


Hàn the có tính sát khuẩn nhẹ, lại làm cho sản phẩm tinh bột, cá, thịt,... trở nên dai nên hay được các nhà sản xuất ở Việt Nam cho vào thực phẩm để sản phẩm chế biến ra dai và kéo dài thời gian bảo quản và sử dụng.

Tuy nhiên hàn the có thể gây ngộ độc. Liều từ 5 gam trở lên đã gây ngộ độc cấp tính, có thể dẫn đến tử vong. Dùng với liều lượng thấp có thể gây ngộ độc mạn tính, ảnh hưởng đến gan, thận, gây biếng ăn và suy nhược cơ thể. Khi vào cơ thể, hàn the khó bị đào thải mà tích tụ trong gan, đến khi lượng tích tụ đủ lớn sẽ gây tác hại mạn tính.

Mặc dù hàn the là chất bị Bộ Y tế Việt Nam liệt kê vào danh sách các hóa chất cấm sử dụng trong vai trò của phụ gia thực phẩm, nhưng nó vẫn được sử dụng trong các loại thực phẩm như giò, chả, nem chua, bún, bánh phở, bánh cuốn, bánh su sê, bánh đúc với hàm lượng không có cơ quan nào kiểm soát. Vì thế, việc sử dụng giò, chả cần hết sức cẩn thận. Một biểu quyết gần đây trên VnExpress.net cho thấy người sử dụng vẫn chưa ý thức hết nguy hiểm của borac. Trong số 1.003 kết quả biểu quyết cho thấy có 67,8% người được hỏi cho rằng biết là hàn the độc hại nhưng không có lựa chọn nào khác, 22,6% trả lời là không để ý. 6,7% cho rằng ít nên không sao và 2,9% cho rằng hàn the chẳng ảnh hưởng gì.

Hiện nay các nhà khoa học của Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam đã sản xuất được một loại phụ gia thực phẩm có tên là PDP từ nguyên liệu tự nhiên như vỏ tôm, cua, mai, mực, có thể thay thế hàn the trong sản phẩm chế biến.


Vai trò của Bo đối với thực vật[sửa | sửa mã nguồn]


Bo rất cần thiết cho quá trình phân chia tế bào và quá trình thụ phấn của cây. Giúp sự hình thành và phân hoá mầm hoa, tăng cường sức sống hạt phấn, tăng tỷ lệ đậu trái, giúp giảm rụng hoa và trái non.

- Bo có liên quan đến quá trình tổng hợp protein, lipid, làm tăng hàm lượng đường và các vitamin trong củ, quả, ngăn ngừa sự thối rữa, giúp bảo quản nông sản được lâu sau thu hoạch.

- Bo ảnh hưởng đến sự hấp thu và sử dụng canxi, đồng thời giúp điều chỉnh tỷ lệ K/Ca trong cây.

Các kết quả nghiên cứu trên thế giới và trong nước đều cho thấy khi bón Bo vào gốc hoặc phun Bo qua lá đã làm gia tăng năng suất các loại cây trồng từ 6 - 48%, cải thiện chất lượng và màu sắc của nông sản.

Kết quả phun Rosabor trên giống nho đỏ 3 tuổi tại huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận với nồng độ 0,15% ở công thức phun 4 lần vào các giai đoạn sau cắt cành 15 ngày, 25 ngày, trước ra hoa 7 ngày và khi có trái non đã làm cây nho phát triển cành lá nhanh hơn, mau thành thục để ra hoa-trái đồng loạt, cho thu hoạch sớm trước 8 ngày, nho ngọt hơn và năng suất tăng rõ rệt đến 57,7% so với đối chứng không phun, tăng 23,5% so với công thức có phun Atonik.


Triệu chứng thiếu Bo ở cây trồng[sửa | sửa mã nguồn]


- Bo là nguyên tố ít di động nên triệu chứng thiếu Bo thường xuất hiện ở các bộ phận non của cây. Ban đầu đỉnh sinh trưởng chùn lại, dần dần chết khô. Các lá non thường bị biến dạng, gấp nếp và mỏng với màu xanh nhạt đến mất màu. Trên bề mặt lá thường có những đốm nhỏ màu vàng trắng. Đôi khi đỉnh sinh trưởng bị chết làm cây mọc nhiều chồi bên giống như cây bụi.

- Lá già có kết cấu dày, đôi khi cong lên và giòn.

- Hoa ít hoặc không hình thành, rễ còi cọc.

- Hoa-trái dễ bị thối và rụng non.

- Bệnh “ruột nâu” xuất hiện ở cây có củ đặc trưng bởi những đốm thẫm màu.

- Các loại quả như táo có triệu chứng xốp bên trong và bên ngoài.


Cụ thể một vài triệu chứng thiếu Bo trên cây trồng như[sửa | sửa mã nguồn]


- Cam thiếu Bo: Trên lá xuất hiện những đốm vàng rải rác. Trên vỏ trái xuất hiện những đốm nâu, lõi to, lệch tâm, có quầng thâm đen quanh lõi.

- Bông vải thiếu Bo: Trái bị thối đen không nở được, đài hoa rụng sớm.

- Súp-lơ thiếu Bo: Lõi bị thâm đen, bông và cuống bông bị thối, lá rụng nhiều.

- Cà phê thiếu Bo: Cành trơ trọi, chồi non chết khô.

- Bắp (ngô) thiếu Bo: Trái bắp nhỏ có hình đuôi chuột, hạt ít.

- Đu đủ thiếu Bo: Trái biến dạng, xù xì.



Têtraborat natri khan (Na2O7B4) có số CAS và số RTECS khác với chất liệt kê trong bài. Số CAS của nó là 1330-43-4, còn số RTECS là ED4588000.



Món trứng cá muối chứa borac được thể hiện như là phần quan trọng trong cuốn sách "Murder at the British Embassy" (Kẻ sát nhân ở đại sứ quán Anh) của Margaret Truman.







No comments:

Post a Comment