Tuesday 16 October 2018

Galatasaray S.K. – Wikipedia tiếng Việt


Galatasaray Spor Kulübü,hay còn gọi là Galatasaray,là 1 câu lạc bộ bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ ở 1 thành phố nằm về bên phía châu Âu là Istanbul. Nó là 1 chi nhánh tổ chức thể thao của 1 câu lạc bộ lớn hơn là Galatasaray Sports Club,bản thân nó lại là một phần của Galatasaray Community Cooperation Commitee trong đó bao gồm trường đại học danh tiếng Lycée de Galatasaray, nơi câu lạc bộ bóng đá được thành lập vào tháng 10 năm 1905 với toàn bộ thành viên là sinh viên của trường.

Galatasaray là câu lạc bộ thành công nhất Thổ Nhĩ Kỳ.Họ có 20 danh hiệu Süper Liga (giải VĐQG Thổ Nhĩ Kỳ) ,17 Cúp QG Thổ Nhĩ Kỳ và 15 Siêu Cúp Thổ Nhĩ Kỳ.Galatasaray là một trong ba đội bóng chưa từng xuống hạng kể từ khi giải quốc nội mang tên Süper Liga từ năm 1959 sau sự tan rã của giải Istanbul Football League đồng thời Galatasaray từng thiết lập kỷ lục 4 lần liên tiếp vô địch giải quốc nội.

Trên đấu trường châu lục Galatasaray từng vô địch UEFA Cup (ngày nay là UEFA Europa League) và Siêu Cúp bóng đá châu Âu vào năm 2000,đi vào lịch sử bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ như là câu lạc bộ đầu tiên và duy nhất có danh hiệu cấp châu lục.Vào mùa giải 1999/2000,câu lạc bộ hoàn tất cú ăn bốn lịch sử khi vô địch Süper Liga,cúp Quốc Gia Thổ Nhĩ Kỳ,UEFA Cup và Siêu Cúp châu Âu.Galatasaray được IFFHS World Rankings xếp hạng cao nhất trong số các câu lạc bộ của Thổ Nhĩ Kỳ.[7]

Bắt đầu từ năm 2011,sân nhà của Galasataray Türk Telekom ở Seyrantepe, Istanbul có sức chứa 52,652 chỗ ngồi.Trước đó câu lạc bộ chơi ở sân vận động Ali Sami Yen.

Kẻ thù truyền kiếp của câu lạc bộ là 2 đội bóng cùng thành phố Beşiktaş và Fenerbahçe.Trận derby giữa Galatasaray và Fenerbahçe được gọi là Kıtalar Arası Derbi (Tiếng Việt:Trận Derby liên lục địa) bởi vị trí địa lí ở 2 bên lục địa của đội bóng với Galatasaray (châu Âu) và Fenerbahçe (châu Á) qua Eo Biển Bosphorueos ở Istanbul.

Với việc dành được danh hiệu Süper Liga lần thứ 20 trong lịch sử ở mùa giải 2014/2015 trong tương lai logo câu lạc bộ sẽ được đặt 4 ngôi sao ở trên,mỗi ngôi sao tượng trưng cho 5 chức vô địch





Ali Sami Yen,người sáng lập ra câu lạc bộ

Bức ảnh đầu tiên được chụp của các thành viên Galatasaray (1905)

Galatasaray SK được thành lập vào tháng 10 năm 1905 (ngày thành lập chính xác vẫn còn là 1 vấn đề đang gây tranh cãi nhưng được mọi người tán đồng là vào ngày "17 Teşrinievvel 1321"  theo  Lịch Rumi tức "30 tháng 10 năm 1905" theo lịch Lịch Gregorious) bởi Ali Sami Yen và 1 số sinh viên trường Đại Học Galatasaray (1 trường đại học ở Istanbul được thành lập vào năm 1481) như là 1 clb bóng đá. Ali Sami Yen trở thành chủ tịch đầu tiên đồng thời được coi như là thành viên số 1 của Galatasaray SK.Đội bóng có trận đấu đầu tiên trong lịch sử khi gặp Cadi-Keuy FC và Galatasaray đã thắng với tỉ số 2-0.Đã có những cuộc tranh luận về tên của đội bóng mà trong số đó có một vài người đề xuất là Gloria (chiến thắng) và còn lại là Audace (sự can đảm) nhưng quyết định cuối cùng được đưa ra là lấy tên Galatasaray[8]





Our aim is to play together, to have a colour and a name, and to beat the non-Turkish teams.

—Ali Sami Yen


Cái tên Galatasaray bản thân nó có từ tên của trường Đại Học Galatasaray,khi ttash ra có nghĩa là Galata Saray Enderûn-u Hümâyûn (trường Đại Học Hoàng Gia Galata),cái tên được đặt vào năm 1481 bắt nguồn từ 1 địa điểm gần đó là 1 thành lũ thời trung cổ với cái tên  Thành Genoese của Galata (hiện nằm ở khu phố hiện đại Karaköy) thuộc đặc khu Beyoğlu (Pera) ở Istanbul. Galatasaray theo đúng nghĩa là "Cung điện Galata"

Theo nhà nghiên cứu Cem Atabeyoğlu,đội bóng sử dụng cái tên Galatasaray ở 1 trong những trận đấu đầu tiên của họ.Trong trận đấu đó Galatasaray thắng 1 đội bóng địa phương ở Hy Lạp với tỉ số 2-0 và các khán giả đã gọi họ là "Galata Sarayı efendileri" (tiếng Việt:"Những quý ngài đến từ Cung Điện Galata"),sau đó câu lạc bộ dùng chính cái tên này và bắt đầu gọi đội bóng là "Galata Sarayı".Năm 1905 trong suốt thời kỳ Đế chế Ottoman,không có luật về đoàn thể nên câu lạc bộ đã không thể ghi danh 1 cách chính thức nhưng sau đó vào năm 1912 luật Đoàn Thể ra đời và câu lạc bộ đã được ghi danh 1 cách chính thống.[9]

Cùng với Ali Salim Yen,những nhà đồng sáng lập khác đều có niềm đam mê với môn thể thao này như Asım Tevfik Sonumut, Reşat Şirvani, Cevdet Kalpakçıoğlu, Abidin Daver and Kamil.

Do không có những đội bóng Thổ Nhĩ Kỳ ở vùng khác nên Galatasaray đã tham dự Istanbul League mà bao gồm có cả những đội bóng Anh và Hy Lạp cùng tham dự ở mùa giải 1905-1906.Với danh hiệu đầu tiên ở mùa 1908-1909 họ là những người bắt đầu tạo lên trang sử cho bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ.[10]

Khi bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu phát triển 1 cách toàn diện thì Galatasaray đã dành được 10 chiếc cúp Istanbul League,6 danh hiệu Sunday League và 3 Friday League tính đến năm 1952.Khi bóng đá chuyên nghiệp xuất hiện vào năm 1952,giải đấu chuyên nghiệp đầu tiên nhưng không phải trên toàn Thổ Nhĩ Kỳ là Istanbul Professional League đã được thành lập từ năm 1952 đến 1959.Galatasaray đã dành được 3 trên tổng số 7 danh hiệu. 


Đội hình trong trận chung kết UEFA Cup năm 2000 gặp Arsenal F.C., 17 tháng 5 năm 2000.

Đội hình thi đấu trong trận tranh Siêu cúp châu Âu năm 2000 với Real Madrid vào ngày 25 tháng 8 năm 2000.

Türkiye Profesyonel 1. Ligi ( ngày nay là Giải bóng đá VĐQG Thổ Nhĩ Kỳ) được thành lập vào năm 1959.Đây là hạng đấu cao nhất của trong hệ thống các giải VĐQG của Thổ Nhĩ Kỳ đồng thời cũng là giải đấu có tiếng nhất trong nước.Galatasaray chưa từng xuống hạng tại hạng đấu này và đã vô địch 20 lần





LĐBĐ Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu tổ chức giải Cúp QG Thổ Nhĩ Kỳ (ngày nay giải đấu mang tên Ziraat Turkish Cup)vào mùa giải 1962-1963 cho các câu lạc bộ của Thổ Nhĩ Kỳ có thêm cơ hội tham gia các giải đấu của Liên đoàn bóng đá châu Âu.Đây là giải cúp quốc gia duy nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ.Galatasaray tham dự tất cả các mùa giải và vô địch 16 lần.[11]

Có lẽ kỷ lục lớn nhất mà câu lạc bộ ừng đạt được đó là vô địch các giải đấu cấp độ quốc gia ở 15 nội dung thi đấu thể thao ở mùa giải 1986-87.[cần dẫn nguồn]

Thời kỳ hoàng kim của Galatasaray đến vào cuối thập kỷ 90 khi câu lạc bộ trở thành đội bóng đầu tiên và duy nhất của Thổ Nhĩ Kỳ có được dang hiệu ở các cúp châu Âu.Thành công này phần lớn đến từ thế hệ vàng của bóng đá nước nhà đã cùng với ĐTQG Thổ Nhĩ Kỳ dành được vị trí thứ 3 tại World Cup 2002 sau khi dừng bước tại tứ kết Euro 2000. Bên cạnh thế hệ cầu thủ tài năng,các đội khách khi hành quân đến chảo lửa Ali Sami Yen,nơi từng được ví như là địa ngục cho đội khách,luôn có 1 sự e ngại nhất định bởi không khí cuồng nhiệt được tạo ra bở các CĐV với những bản thánh ca và sự náo loạn xuất hiện trên khán đài .[12]

Đã có không ít các cầu thủ từng thành danh tại Galatasaray và tạo được dấu ấn trong lịch sử bóng đá Thổ Nhĩ Kỳ.Những huyền thoại câu lạc bộ gồm Nihat Bekdik hay được biết đến như là Aslan (Sư tử); Người anh hùng dân tộc những năm 30 Eşfak Aykaç;[13] Boduri đã quddoefiw ở tuổi 21;[14] Mehmet Leblebi người đã lập kỷ lục trong nước khi từng ghi tới 14 bàn thắng trong 1 trận đấu;[15] Gündüz Kılıç với biệt danh Baba (Người Cha) người từng thành công trên cả 2 cương vị HLV với cầu thủ đội bóng trong những thập niên 50;[16] 2 anh em nhà Bülent-Reha Eken; Suat Mamat người đã từng ghi 3 bàn trong 1 trận đấu thuộc khuôn khổ World Cup 1954;[17] Coşkun Özarı đã dành trọn sự nghiệp cho Galatasaray;[18] Turgay Şeren thủ môn huyền thoại từng được coi là "báo đen Berlin";[19] Fatih Terim,đội trưởng Galatasaray và ĐTQG Thổ Nhĩ Kỳ trong nhiều năm cùng với chức vô địch UEFA Cup 2000 cùng câu lạc bộ trên cương vị là HLV;[20] Metin Oktay chân sút huyền thoại ghi bàn thứ 6 trong lịch sử Turkish Super League;[21] Zoran Simović, 1 thủ môn đặc biệt được biết đến với những pha cứu thua trên chấm 11m ;[22] Cüneyt Tanman người có số lần ra sân nhiều nhất trong lịch sử đội bóng với 342 trận đấu cho Galatasaray;[23] Tanju Çolak,1 tay săn bàn xuất sắc đã dành được Chiếc giày vàng châu Âu cùng Galatasaray vào năm 1988;[24] Cevad Prekazi,cầu thủ người Albania và là đồng đội của Tanju Çolak có khả năng sút phạt rất tốt;[25] Cláudio Taffarel,thủ môn và là nhà vô địch World Cup cùng đội tuyển Brazil;[26]Gheorghe Hagi,huyền thoại bóng đá Romania,người được coi là cầu thủ nước ngoài thi đấu thành công nhất ở Thổ Nhĩ Kỳ;[27] Tiền đạo người Brazil Mário Jardel,được các fan gọi là "Super Mário",người đã ghi cả 2 bàn thắng cho Galatasaray trong trận tranh Siêu cúp châu Âu năm 2000 gặp Real Madrid;và cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng,Hakan Şükür,chân sút vĩ đại nhất trong lịch sử Süper Liga với 249 bàn thắng ghi được.


Tên và cách phát âm [sửa | sửa mã nguồn]


"Galatasaray" là một từ kết hợp và nó được phát âm với 1 đoạn ngắt rất nhỏ giữa 2 từ.Không hề có 1 sự viết tắt trong tên của câu lạc bộ.NHM nhắc đến câu lạc bộ thường sử dụng tên đầy đủ hay biệt danh của đội bóng là Cim-Bom(-Bom) (phát âm tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: [ˌɡaɫata.saˈɾaj]Cim-Bom(-Bom)phát âm tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: [dʒim bom (bom)][dʒim bom (bom)])—mặc dù vậy những người nói tiếng Anh thường hay gọi ngắn gọn là "Gala".



Biểu tượng đầu tiên của câu lạc bộ được vẽ bởi 333 [số trường học] Şevki Ege.Đó là hình dáng 1 con đại bàng đang sải cánh với 1 quả bóng đá trên mỏ của nó.Con đại bàng là biểu tượng mẫu mà Galatasaray ban đầu trú tâm vào.Tuy nhiên do cái tên không thu hút được nhiều sự quan tâm,tác  phẩm của Şevki Ege đã bị gạt sang 1 bên.Nó được thay thế bởi logo hiện tại được thiết kế vào thập kỷ 20.Cụ thể là nó được thay thế vào năm 1925 bởi hình tượng "Ghayn-Sin" hiện nay,đây là hình dáng của 2 từ tiếng Ả Rập là "G"alata và "S"aray,tác phẩm được thiết kế bởi Ayetullah Emin. [28]

Ban đầu màu sắc chủ đạo của Galatasaray là đỏ và trắng.Đây những màu sắc có trên quốc kỳ của Thổ Nhĩ Kỳ.Đảng Cộng Hòa mặc dù vậy vẫn chưa được thành lập tại thời điểm đó.Do vậy quyết đinh này đã gây ra các chính quyền thô bạo thời đấy cảm thấy bất bình về điều này và đã tạo ra những áp lực đáng kể cho các cầu thủ.Do vậy mà vào ngày 26 tháng 12 năm 1906 nó được chuyển thành màu vàng và đen nhưng sau trận đại bại với tỉ sối 0-5 trước  Baltalimanı trong một trận đấu giao hữu màu sắc mới là vàng và đen được coi là mang lại điềm xấu.





Chúng tôi đã sử dụng những ngọn lửa màu vàng cà cam để thắp sáng đội bóng với hy vọng chúng sẽ dẫn lối đưa chúng tôi đến với những chiến thắng và thực tế là nó đã xảy ra đúng như vậy.

—Ali Sami Yen


Ngày 6 tháng 12 năm 1908,trong 1 trạn đấu với đội bóng của Hải quân tuần dương Hoàng gia,những thủy thủ của HMS Barham,Galatasaray cuối cùng cũng chính thức chọn màu đỏ và vàng làm trang phục cho áo thi đấu,được lấy cảm hứng từ những bông hoa hồng của Gül Baba tặng cho Vua Bayezid II .[29]

Ali Sami Yen phát biểu rằng, "Sau khi chúng tôi đã ra vào rất nhiều cửa hàng quần áo,chúng tôi nhận thấy có 2 chất liệu len tao nhã khác nhau tại cửa hàng Fatty Yanko ở Bahçekapısı (nằm giữa Eminönü và Sirkeci ở Istanbul,ngày nay được gọi là Bahçekapı) 1 trong số chúng là màu đỏ hơi tối,giống như màu câu hoa anh đào và còn lại là màu vàng đậm hơi cam.Khi nhân viên bán hàng bện 2 loại vải đó lại với nhau chúng trở lên vô cùng sáng sủa,điều này đã khơi gợi chúng tôi nghĩ về vẻ đẹp của chim sẻ cánh vàng,chúng tôi nghĩ mình đang nhì thấy màu sắc bập bùng của ngọn lửa đang cháy rực."


Trang phục thi đấu sân nhà[sửa | sửa mã nguồn]


Về cơ bản trang phục thi đấu sân nhà của Galatasaray là như nhau kể từ năm 1908.Trang phục truyền thống của Galatasaray là thiết kế gồm 8 mảnh được chập lại với nhau.Nó bao gồm phần trước,sau và ống tay áo có 2 màu,điều này khiến áo được chia ra làm 8 phần. (2 màu không bao giờ được ghép liền nhau trong 8 mảnh.) Các màu luôn đan xen lẫn nhau từ đỏ đến vàng. Điều này là 2 bên trước sau của áo đối diện nhau vào áo mang phong cách thiết kế chập lối.Loại màu sắc thay thế này đã thúc đẩy 1 phong cách thiết kế ghép mảnh tuyệt vời.[30] Phong cách thiết kế cổ điểm chập lối 8 mảnh đã đồng hành cùng Galatasaray trong vòng 80 năm cho đến năm 1985 khi hảng sản xuất quần áo thể thao nổi tiếng Adidas cung cấp những loại quần áo và tay áo 1 màu  mà không có ghép mảnh.Câu lạc bộ đã trở lại với trang phục thi đấu truyền thống trước đây vào năm 2012.[31] Những màu sắc chính là Pantone shades 1235 (vàng) và 201 (đỏ).[32]


Lịch sử trang phục thi đấu[sửa | sửa mã nguồn]


GalatasarayKitHistoryJune2017.png




Sân vận động Ali Sami Yen[sửa | sửa mã nguồn]


When Galatasaray were formed no Turkish teams had their own home ground, and all games in the Istanbul Football League took place at Papazın Çayırı – now the site of Fenerbahçe's Şükrü Saracoğlu Stadium. In 1921 the city's first proper football stadium was constructed, Taksim Stadium, which was used as the home ground for all of Istanbul's teams.[33] When historic Taksim Stadium was demolished in 1940, Galatasaray decided to build a large, modern stadium. Due to difficulties stemming from World War II, construction was delayed for over two decades. In this period, they played in Şeref Stadi and Dolmabahçe Stadi
On 20 December 1964, Ali Sami Yen Stadium opened.[34] Named after the founder of Galatasaray, Ali Sami Yen, it is in the Mecidiyeköy quarter of the Şişli district at the center of the city. In 1964, the stadium had capacity over 35,000. Due to improvements in security and prohibition of non-seater spectators, the all-seater capacity reduced to 22,000 in 1993. A few years later, the rebuilt of main stand, which was damaged by an earthquake, slightly increased the capacity.[35]
After 2002, when Atatürk Olympic Stadium was built for Istanbul's Olympic Games bid, Galatasaray started to play European Cup matches there. The attendance record among Turkish stadiums was broken there, in Galatasaray–Olympiacos match played in front of 79,414 spectators. Yet, Ali Sami Yen Stadium has historic importance for Galatasaray fans although it is smaller and older.[36]
In 2011, the stadium demolished after Galatsaray moved to the newly built Türk Telekom Stadium.


Türk Telekom Stadium[sửa | sửa mã nguồn]





  • Birand, A. M. Và! M. M. (2006). Niềm đam mê đó vẫn tiếp tục cho 100 năm. Istanbul: D Yapım. OCLC 164788939

  • Turagay, Của Hoa Kỳ, Özgün, G., Gökçin, B., Ahunbay (2006). 17 Tháng: câu chuyện của một nhà vô địch. Istanbul: D Yapım. OCLC 169899400

  • Hasol, D. (Năm 2004). Giấc mơ/thực tế tại sân. Istanbul: T. Yayın. ISBN 978-975-8599-44-8

  • Tuncay, B. (2003). Fc với phụ nữ châu Âu và thành Công Cầu thủ Nổi tiếng. T. Kredi Kültür Ltd. Yayıncılık. ISBN 978-975-08-0427-4

  • Yamak, O. (Năm 2001). Fc: câu Chuyện của 95 năm. Sinerji. OCLC 59287768

  • Çakar, A. (Năm 1995). 90 câu hỏi về lịch sử của Fc VƯƠNG. Cağaloğlu, Istanbul: ! Ajans Yayınları. OCLC 42434622

  • Tekil, S. (1986). Lịch sử của Fc, 1905-1985. Thế Hệ Thứ Kulübü. OCLC 25025508

  • Tekil, S. (Năm 1983). Fc 1905-1982: Những Kỷ Niệm. Arset Matbaacılık Koll. Şti. OCLC 62614035

  • Isfendiyar, F. (Năm 1952). Lịch sử của Fc. Istanbul: ! vắt sữa yayınları]. OCLC 27753643

No comments:

Post a Comment